Thủ tục xuất khẩu hạt tiêu: HS code hạt tiêu 0904
Tổng quan bài viết
Hạt tiêu (hồ tiêu) là loại cây gia vị mang lại giá trị kinh tế cao và là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm qua. Để hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu hạt tiêu, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đứng thứ mấy
Hiện nay, hạt tiêu Việt Nam đã dần khẳng định được tên tuổi trên bản đồ thế giới. Việt Nam là quốc gia chiếm 40% sản lượng và chiếm 60% thị phần hồ tiêu toàn cầu, luôn giữ vị thế số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu.
Hạt tiêu Việt Nam có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ với đa dạng các dòng sản phẩm như: tiêu đen, tiêu trắng, tiêu xanh, tiêu hồng, tiêu ngâm giấm,… Các thị trường nhập khẩu hạt tiêu chủ lực của nước ta có thể kể đến: Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Nga, EU,…
Để tiếp tục giữ vững vị thế và gia tăng sức cạnh tranh, ngành hồ tiêu cần tập trung nâng cao chất lượng, tạo dựng liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Mã HS Code và thuế xuất khẩu hạt tiêu
Theo quy định, mã HS hạt tiêu xuất khẩu thuộc nhóm: 0904.
Trong đó:
- Mã 0904 – Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô hoặc xay hoặc đã được nghiền.
- 090411: Hạt tiêu chưa xay hoặc chưa được nghiền
- 09041120: Hạt tiêu đen
- 09041110: Hạt tiêu trắng (tiêu sọ)
Thuế xuất khẩu và thuế VAT của mặt hàng hồ tiêu theo quy định hiện nay là 0%.
Điều kiện xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Mỹ Nhật Bản…
Tiêu chuẩn kỹ thuật hạt tiêu đen được quy định rõ tại Tiêu chuẩn TCVN 7036:2008. Theo đó, để hạt tiêu đen có thể xuất khẩu cần đáp ứng được một số điều kiện như:
– Hạt tiêu xuất khẩu cần đảm bảo tuân thủ luật thực phẩm chung của nước nhập khẩu.
– Tùy vào từng thị trường nhập khẩu mà quy định về mức độ tối đa với một số chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm sẽ có sự khác nhau. Các tiêu chuẩn xoay quanh độc tố nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu, vi sinh vật và vật thể lạ. Do đó, doanh nghiệp nên lưu ý những tiêu chuẩn này để đảm bảo hạt tiêu xuất khẩu đạt yêu cầu.
– Bao bì cho hạt tiêu phải bảo vệ được hương vị, màu sắc và các đặc tính chất lượng khác của sản phẩm. Trong trường hợp hạt tiêu được đóng gói bán lẻ, nhãn mác cần tuân thủ theo quy định của nước nhập khẩu về việc cung cấp thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng.
– Về cách lưu trữ, bảo quản: Tiêu phải được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Ngoài ra, cần cách ly với mùi, côn trùng cũng như động vật gặm nhấm.
Hồ sơ hải quan đối với thủ tục xuất khẩu hạt tiêu
Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hạt tiêu xuất khẩu bao gồm:
– Tờ khai hải quan
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán (01 bản chụp)
– Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (01 bản chính)
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư (01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên)
– Hợp đồng ủy thác (nếu có)
Thủ tục xuất khẩu hạt tiêu
1. Trước thông quan
– Xác định mã số, xác định xuất xứ, xác định trị giá hàng hóa của lô hàng dự kiến.
– Thực hiện đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có).
– Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa.
– Lấy số quản lý hàng hóa: Đối với tờ khai xuất khẩu không có vận đơn: đăng nhập vào phần mềm ECUS5 hoặc đăng nhập vào trang dịch vụ công địa chỉ https://pus.customs.gov.vn.
– Trường hợp doanh nghiệp chưa có chữ ký số thì cần chuẩn bị chữ ký số và đăng ký với cơ quan Hải quan.
– Doanh nghiệp lần đầu làm thủ tục xuất khẩu hạt tiêu, hàng hóa cần Đăng ký sử dụng Hệ thống và Cài đặt phần mềm khai báo hải quan VNACCS/VCIS
2. Thực hiện thủ tục hải quan
Bước 1: Khai báo thông tin hải quan
Thông qua phần mềm khai báo Hải quan VNACC/VCIS, doanh nghiệp thực hiện khai báo thông tin tờ khai khi làm thủ tục xuất khẩu hạt tiêu, nộp tờ khai hải quan kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Bước 2: Hệ thống thực hiện phân luồng tờ khai
– Luồng 1: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan: trường hợp này doanh nghiệp được chấp nhận thông quan hàng hóa theo thông tin tờ khai Hải quan, chuyển sang bước 3.
– Luồng 2: Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan gửi qua hệ thống VNACCS/VCIS; nộp các chứng từ theo quy định phải nộp bản chính, hoặc kiểm tra các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Trường hợp hồ sơ phù hợp thì chuyển sang thực hiện bước 3. Trường hợp hồ sơ không phù hợp hoặc có nghi vấn, cơ quan Hải quan quyết định chuyển tờ khai sang luồng 3 và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.
– Luồng 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Người khai hải quan thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS để tiếp nhận thông báo, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá do cơ quan hải quan thông báo qua hệ thống và đăng ký địa điểm, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa với cơ quan hải quan. Người khai Hải quan có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá.
Xem thêm
3. Thông quan hàng hóa
Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: https://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và cung cấp cho Chi cục Hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm để được thông quan.
Lời kết
Trên đây là chi tiết về quy trình thủ tục xuất khẩu hạt tiêu theo quy định hiện hành. Quý Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hạt tiêu nhưng đang gặp khó khăn về kết nối đơn hàng, làm thủ tục hải quan hay vận chuyển, hãy liên hệ với Cường Phát để được tư vấn – hỗ trợ kịp thời nhất!
CƯỜNG PHÁT LOGISTICS
- Địa chỉ văn phòng: Số 2 Lô M2, Khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0868 00 9191
- Admin: 0977 13 2019
- Email: info.cuongphatlogistics@gmail.com