Kiểm dịch thực vật Phytosanitary là gì?
Tổng quan bài viết
- Kiểm dịch thực vật là gì?
- Mặt hàng phải kiểm dịch thực vật khi vào Nhật bản
- Hàng hóa bị cấm nhập khẩu
- Các sản phẩm cần kiểm tra nhập khẩu
- Sản phẩm không cần kiểm tra nhập khẩu
- Thủ tục khi nhập khẩu thực vật từ nước ngoài (Trường hợp mang thực vật vào theo đường hàng hóa xách tay)
- Câu hỏi thường gặp
- Q1: Thời gian làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu mất khoảng bao lâu? Có mất phí không?
- Q2: Trường hợp nhập khẩu thực vật là hàng hóa gửi riêng thì cần cái gì?
- Q3: Có gì cần lưu ý khi mang thực vật từ nước ngoài vào bằng đường bưu điện quốc tế hoặc chuyển phát nhanh quốc tế không?
- Q4: Trước khi nhập khẩu thực vật, có cần phải xin “Giấy phép nhập khẩu” do Trạm bảo vệ thực vật Nhật Bản cấp không?
- Câu hỏi thường gặp
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Đó là định nghĩa và ý nghĩa cho câu hỏi Kiểm dịch thực vật là gì?
Kiểm dịch thực vật là gì?
Khi cho hàng hóa nhập khẩu, kiểm dịch thực vật giúp đảm bảo không cho các mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào thị trường nội địa. Còn hàng hóa xuất khẩu, kiểm dịch cũng tương tự như là một giấy phép thông hành đảm bảo đủ điều kiện để chuyển ra nước ngoài.
Với một số loại hàng hóa, kiểm dịch thực vật là bắt buộc trong các quy định của pháp luật. Nếu lô hàng trong danh sách bắt buộc kiểm dịch chưa có giấy tờ chứng minh, chúng sẽ bị dừng lại khi làm thủ tục tại hải quan.
Thông thường, các dạng hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, thức ăn chăn nuôi,… đều có khả năng phải làm kiểm dịch thực vật
Cách tra cứu mặt hàng nào phải kiểm dịch thực vật vào Việt nam
Về cơ bản, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi… nhiều khả năng sẽ phải làm kiểm dịch.
Bạn thử tra cứu Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT để biết chính xác Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch
Mẫu chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Sau khi hoàn thành thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.
Nội dung chính của giấy này có thông tin như:
- Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
- Số lượng và loại bao bì
- Nơi sản xuất
- Tên & khối lượng sản phẩm
- Tên khoa học của thực vật
- v.v…
Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết làm thủ tục kiểm dịch ở đâu, thì cần biết thông tin về…
Địa chỉ các chi cục kiểm dịch tại Việt nam
Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng (đánh số từ 1 đến 9) trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các chi cục để bạn tiện tra cứu:
- Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
- Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm
- Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
- Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định
- Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
- Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
- Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn
- Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lào Cai
- Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ
Mặt hàng phải kiểm dịch thực vật khi vào Nhật bản
Trường hợp mang thực vật từ nước ngoài vào Nhật Bản bằng đường hàng hóa, hàng hóa xách tay, bưu phẩm, để đề phòng việc côn trùng gây bệnh bám vào thực vật sau đó xâm nhập vào Nhật Bản, bất kể số lượng hay mục đích sử dụng tất cả thực vật đều cần phải được kiểm tra nhập khẩu.
Đọc thêm
Khi mang thực vật vào Nhật Bản, về mặt pháp lý, phải nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do chính phủ nước xuất khẩu cấp và thực hiện kiểm tra nhập khẩu dựa trên Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản. Nếu không xuất trình được Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, số thực vật đó sẽ bị tiêu hủy.
Các trường hợp vi phạm như thực hiện nhập khẩu mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc không qua kiểm tra nhập khẩu thực vật có thể phải chịu hình phạt pháp lý sau: người vi phạm sẽ bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc bị phạt tiền tối đa một triệu yên.
Xác định sự phân loại các quy định dựa theo sự kết hợp của các loài thực vật có nguy cơ bị côn trùng gây bệnh bám vào với nước nơi phát sinh côn trùng gây bệnh đó, ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng gây bệnh. Cách phân loại quy định như sau:
Hàng hóa bị cấm nhập khẩu
Trường hợp nếu lỡ như côn trùng gây bệnh xâm nhập, ước tính sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho các sản phẩm nông nghiệp. Do vậy thực vật có nguy cơ mang côn trùng gây bệnh từ các nước, các khu vực đã phát sinh côn trùng gây bệnh nguy hiểm dù đã kiểm tra nghiêm ngặt khi nhập khẩu sẽ bị cấm nhập khẩu.
Tuy nhiên, các sản phẩm trong danh mục dưới đây bị cấm nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, khu vực.
Đất; Thực vật có dính đất ; Sâu bệnh kiểm dịch gây hại cho thực vật; Rơm và trấu
Ngoài ra, trong số các loại hoa quả, rau có các sản phẩm bị cấm nhập khẩu tùy theo nước sản xuất, nước xuất khẩu, khu vực. Hãy xác nhận tại “Cơ sở dữ liệu liên quan đến điều kiện nhập khẩu”
Các sản phẩm cần kiểm tra nhập khẩu
Những hàng hóa không nằm trong hàng hóa bị cấm nhập khẩu sau cần phải được kiểm tra khi nhập khẩu. Trong số đó cũng có các loại thực vật cần phải kiểm tra trước tại nước xuất khẩu và cần cần biện pháp kiểm dịch đặc biệt.
Tùy theo nước sản xuất, nước xuất khẩu, chủng loại thực vật mà quy định nhập khẩu sẽ khác nhau. Xác nhận danh mục các sản phẩm chính tại “Cơ sở dữ liệu liên quan đến điều kiện nhập khẩu” (Tiếng Anh).
Ví dụ về chủng loại thực vật cần phải làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu
– Cây giống, củ giống, hạt giống
– Hoa
– Rau, quả
– Ngũ cốc, đậu
– Gỗ
– Nguyên liệu chế biến gia vị, Nguyên liệu chế biến thuốc bắc
Sản phẩm không cần kiểm tra nhập khẩu
Các sản phẩm đã qua chế biến có nguyên liệu là thực vật không có nguy cơ tồn tại hoặc bị côn trùng gây bệnh bám vào nên có trường hợp không cần phải làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Trạm bảo vệ thực vật Nhật bản
Thủ tục khi nhập khẩu thực vật từ nước ngoài (Trường hợp mang thực vật vào theo đường hàng hóa xách tay)
Cho dù là sản phẩm mua ở cửa hàng miễn thuế hay quà lưu niệm với số lượng nhỏ thì tất cả các loại thực vật đều cần phải được làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu. Việc này để xác nhận không có côn trùng gây bệnh bám vào.
Trước khi làm thủ tục kiểm tra hải quan, vui lòng làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu ở quầy kiểm dịch thực vật.
Kiểm tra nhập cảnh → Kiểm tra thực vật nhập khẩu (quầy kiểm dịch thực vật) → Kiểm tra hải quan
Đưa cho cán bộ bảo vệ thực vật ở quầy kiểm dịch thực vật Giấy chứng nhận đã kiểm tra (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hay còn gọi là phytosanitory certificate, cũng có nơi sử dụng dạng thẻ) do cơ quan bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu đã cấp.
Khi đã thông qua thủ tục kiểm tra nhập khẩu, sản phẩm sẽ được đóng dấu “Xác nhận đã thông qua kiểm tra nhập khẩu thực vật”. Trường hợp thực vật không có con dấu xác nhận này sẽ không thể làm thủ tục kiểm tra hải quan.
Như vậy, có những thực vật không cần có giấy chứng nhận kiểm tra nên để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đến Trạm bảo vệ thực vật.
Trường hợp mang theo thực vật mà không làm thủ tục kiểm tra sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật bảo vệ thực vật.
Câu hỏi thường gặp
Q1: Thời gian làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu mất khoảng bao lâu? Có mất phí không?
A1: Tùy theo số lượng và chủng loại thực vật mà thời gian kiểm tra sẽ khác nhau, nhưng hầu hết đều hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn.
Và không mất phí.
Q2: Trường hợp nhập khẩu thực vật là hàng hóa gửi riêng thì cần cái gì?
A2: Trong trường hợp này, nếu có thể hãy yêu cầu đại lý thông quan (đại lý vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài) nộp “Giấy chứng nhận đã kiểm tra” (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hay còn gọi là phytosanitary certificate) do Cơ quan bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu cấp, cho Trạm bảo vệ thực vật khi làm thủ tục kiểm tra hàng hóa gửi riêng (hàng hóa kí gửi).
Q3: Có gì cần lưu ý khi mang thực vật từ nước ngoài vào bằng đường bưu điện quốc tế hoặc chuyển phát nhanh quốc tế không?
A3: Để việc kiểm tra nhập khẩu bưu phẩm được tiến hành chính xác, yêu cầu người gửi khi gửi bằng đường bưu điện quốc tế ghi rõ vào mẫu tờ khai hải quan (Declaration Form) đính kèm hoặc ghi ở bên ngoài kiện hàng để có thể nhận biết được là có thực vật ở bên trong (ví dụ ghi là PLANT,“có thực vật ở bên trong”). Cần chú ý rằng Luật bảo vệ thực vật không cho phép nhập khẩu thực vật thông qua các loại thư tín, giấy tờ bưu chính, ngoại trừ các gói hàng nhỏ hay các bưu kiện cỡ nhỏ.
Chuyển phát nhanh quốc tế, cũng tiến hành giống như hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Ngoài ra, cũng có công ty chuyển phát nhanh quốc tế không tiếp nhận vận chuyển thực vật cần phải kiểm tra nhập khẩu, nên hãy xác nhận trên trang web của công ty chuyển phát nhanh quốc tế trước.
Q4: Trước khi nhập khẩu thực vật, có cần phải xin “Giấy phép nhập khẩu” do Trạm bảo vệ thực vật Nhật Bản cấp không?
A4: Ở nước ngoài, khi nhập khẩu thực vật vào nước mình, cũng có nước áp dụng quy định nhập khẩu bắt buộc phải có “giấy phép nhập khẩu (import permit)” do cơ quan bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu cấp. Ở Nhật Bản không áp dụng quy định, này nên không cần phải lấy “Giấy phép nhập khẩu” trước khi nhập khẩu