Hướng dẫn

Thủ tục xuất khẩu mây tre đan: Mã HS 46021190

15 Th8, 2024 Hướng dẫn

Mây tre đan là mặt hàng thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tương đối ổn định, mang lại giá trị thiết thực cho người dân các làng nghề cũng như doanh nghiệp xuất khẩu. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng Cường Phát điểm qua những thông tin đáng chú ý về thực trạng xuất khẩu mây tre đan ở nước ta hiện nay cũng như tìm hiểu chi tiết hồ sơ, thủ tục xuất khẩu mây tre đan theo quy định hiện hành.

Tình hình xuất khẩu mây tre đan ở Việt Nam hiện nay

Theo Bộ NN-PTNT, nước ta hiện có khoảng 893 làng nghề mây tre đan. Diện tích tre của cả nước vào khoảng 1.5 triệu ha với khoảng 6 tỷ cây; hàng năm có thể khai thác trên 3 triệu tấn, đủ để cung cấp cho sản xuất và xuất khẩu.

Hiện tại, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu mây tre đan lớn thứ hai trên thế giới (chỉ xếp sau Trung Quốc). Kim ngạch xuất khẩu mây tre đan mỗi năm đạt con số hàng trăm triệu USD. Trong đó, các nước EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm mây tre đan Việt Nam nhiều nhất.

Thủ tục xuất khẩu mây tre đan sang Mỹ, Nhật Bản

Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP,… chính là bệ phóng để các doanh nghiệp xuất khẩu mây tre đan mở rộng thị trường, gia tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng bền vững của người dân các nước cũng mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho xuất khẩu mây tre đan Việt Nam.

Mã HS Code và thuế xuất khẩu mây tre đan

Để làm thủ tục xuất khẩu mây tre đan quý doanh nghiệp cần nắm rõ mã HS code của sản phẩm. Các sản phẩm mây tre đan sẽ có mã HS Code thuộc nhóm 4602 – Hàng mây tre, liễu gai và các mặt hàng khác, làm trực tiếp từ vật liệu tết bện hoặc làm từ các mặt hàng thuộc nhóm 46.01; các sản phẩm từ cây họ mướp. Các chất liệu khác thuộc mã HS code 46021190. Cụ thể:

Mã HS Mô tả
4602 Hàng mây tre, liễu gai và các mặt hàng khác, làm trực tiếp từ vật liệu tết bện hoặc làm từ các mặt hàng thuộc nhóm 46.01; các sản phẩm từ cây họ mướp.
– Bằng vật liệu thực vật:
460211 – – Từ tre
46021110 – – – Túi và vali du lịch
46021120 – – – Giỏ đựng chai
46021190 – – – Loại khác
460212 – – Từ song mây
46021210 – – – Túi và vali du lịch
46021220 – – – Giỏ đựng chai
46021290 – – – Loại khác
460219 – – Loại khác
46021910 – – – Túi và vali du lịch
46021920 – – – Giỏ đựng chai
46021990 – – – Loại khác
460290 – Loại khác
46029010 – – Túi và vali du lịch
46029020 – – Giỏ đựng chai
46029090 – – Loại khác

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan không nằm trong danh sách các mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu. Do đó, khi xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan, doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu. Bên cạnh đó, thuế VAT đối với mây tre đan xuất khẩu theo quy định hiện nay cũng là 0%.

Thủ tục xuất khẩu mây tre đan

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng mây tre đan xuất khẩu bao gồm:

– Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật;

– Bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).

Quy trình kiểm dịch mây tre đan xuất khẩu được tiến hành như sau:

– Người đăng ký nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

– Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

– Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất.

Nếu lô hàng đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.

Thủ tục xuất khẩu mây tre đan

Thủ tục xuất khẩu mây tre đan

2. Chuẩn bị hồ sơ hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu mây tre đan

Bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu mây tre đan gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

3. Thông quan xuất khẩu hàng hóa

– Khai báo thông tin hải quan: Thông qua phần mềm khai báo Hải quan VNACC/VCIS, doanh nghiệp thực hiện khai báo thông tin tờ khai xuất khẩu, nộp tờ khai hải quan kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

– Hệ thống thực hiện phân luồng tờ khai

+ Luồng 1: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan

Trường hợp này doanh nghiệp được chấp nhận thông quan hàng hóa theo thông tin tờ khai Hải quan, chuyển sang bước 3.

+ Luồng 2: Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan gửi qua hệ thống VNACCS/VCIS.

Trường hợp hồ sơ phù hợp thì chuyển sang thực hiện bước 3. Trường hợp hồ sơ không phù hợp hoặc có nghi vấn, cơ quan Hải quan quyết định chuyển tờ khai sang luồng 3 và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.

+ Luồng 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Người khai hải quan thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS để tiếp nhận thông báo, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá do cơ quan hải quan thông báo qua hệ thống và đăng ký địa điểm, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa với cơ quan hải quan. Người khai Hải quan có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá.

– Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: https://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và cung cấp cho Chi cục Hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm để được thông quan.

Xem thêm

  1. Quy trình xuất khẩu hạt điều cần giấy tờ gì? HS code 0801
  2. Thủ tục nhập khẩu da thuộc là gì? Mã HS da thuộc 4104
  3. Thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép: Mã HS gỗ ván ép 4412

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm bắt được những thông tin hữu ích liên quan đến quy trình, thủ tục xuất khẩu mây tre đan. Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thủ tục xuất khẩu mây tre đan và cần được tư vấn về thủ tục hải quan, xin vui lòng liên hệ với Cường Phát Logistics để được hỗ trợ kịp thời nhất!

CƯỜNG PHÁT LOGISTICS

  • Địa chỉ văn phòng: Số 2 Lô M2, Khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0868 00 9191
  • Admin: 0977 13 2019
  • Email: info.cuongphatlogistics@gmail.com