Câu hỏi thường gặp

Công việc purchasing là gì? Purchasing thời Công nghệ 4.0

Vị trí Purchasing là mắt xích quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng. Vậy cụ thể, công việc purchasing là gì? Một nhân viên purchasing cần đáp ứng được những tiêu chuẩn gì về kỹ năng, trình độ? Trong bài viết dưới đây, Cường Phát Logistics sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Purchasing là gì?

Purchasing là nghề gì? Thuật ngữ này được hiểu là “thu mua” hay “mua hàng”. Đây là hoạt động đóng vai trò then chốt trong các doanh nghiệp. Công việc mua hàng có thể được tiến hành với nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài. Các chủng loại hàng hóa cũng rất đa dạng: phụ kiện, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất,…

Thông thường, bộ phận Purchasing trong các công ty thường gồm các vị trí như: Giám đốc thu mua (trưởng phòng thu mua), Nhân viên thu mua, Nhân viên hành chính. Và dĩ nhiên, nhân viên purchasing sẽ làm việc dưới sự quản lý, chỉ đạo của cấp trên (giám đốc/trưởng phòng thu mua).

Purchasing là gì

Purchasing là gì

Công việc của nhân viên purchasing là gì

Tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động mà mỗi doanh nghiệp sẽ thiết lập những nhiệm vụ riêng cho vị trí purchasing. Những công ty quy mô lớn trong và ngoài nước có đội ngũ purchasing chuyên nghiệp và hùng hậu có thể kể đến như Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Hoà Phát

Về cơ bản, nhân viên purchasing sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc như: lập kế hoạch mua, xác định các tiêu chuẩn, nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp, phân tích tài chính, mua hàng, quản lý hợp đồng cung cấp, kiểm soát hàng tồn kho và thanh toán.

Cụ thể, một số đầu mục công việc như sau để trả lời purchasing là nghề gì:

  • Nhận danh sách hàng hóa cần mua từ các bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu, tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng có thể đáp ứng yêu cầu mà công ty đưa ra.
  • Phân tích các chỉ số tài chính và lên kế hoạch nhập hàng.
  • Thương lượng, đàm phán và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp.
  • Gửi đơn hàng cho nhà cung cấp và theo dõi tiến độ đơn hàng.
  • Kết hợp với bộ phận logistics và liên hệ với đối tác để chuẩn bị đầy đủ thủ tục phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa.
  • Chịu trách nhiệm xử lý khi có sự cố phát sinh của lô hàng. Nếu sản phẩm có lỗi, purchasing có thể khiếu nại hoặc yêu cầu phía nhà sản xuất bồi thường.
  • Cập nhật lịch hàng, làm báo cáo gửi cấp trên.
  • Phân tích thị trường, xu hướng ngành hàng và đưa ra các đề xuất.
Purchasing tại tập đoàn Samsung

Purchasing tại tập đoàn Samsung là công việc mơ ước của nhiều sinh viên mới ra trường

Yêu cầu đối với nhân viên purchasing là gì

Về trình độ, nhân viên purchasing cần trang bị kiến thức chuyên ngành kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu; có kinh nghiệm, hiểu biết về nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ ngoại thương,…  Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ và tin học văn phòng cũng là điểm cộng lớn.

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, nhân viên purchasing cũng cần trang bị cho mình các kỹ năng mềm như:

– Kỹ năng giao tiếp và đàm phán.

– Kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, báo cáo.

– Kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề.

– Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

– Chủ động, cẩn thận và có trách nhiệm trong công việc.

Xem thêm:

  1. 1PL 2PL 3PL 4PL 5PL Logistics là gì trong XNK?
  2. Từ 2024 Taobao có ship về Việt Nam, đừng bỏ lỡ!!!
  3. Container bồn là gì? Kích thước container bồn 20ft
  4. Danh mục hàng cấm trong vận chuyển quốc tế

Xu hướng phát triển của Purchasing là gì trong thời 4.0

Thời kỳ công nghệ 4.0 phát triển yêu cầu công việc purchasing là gì để thay đổi và bắt kịp theo xu hướng. Dưới đây là một số xu hướng hiện nay:

  • Áp dụng công nghệ tiên tiến: Sử dụng phần mềm quản lý mua sắm, hệ thống trao đổi điện tử (EDI), dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu hóa hoạt động mua sắm.
  • Phát triển Purchasing bền vững: Tập trung vào việc mua sắm sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
  • Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên Purchasing: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên Purchasing để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động mua sắm.

Các chiến lược Purchasing hiệu quả

  1. Chiến lược mua theo giá: Tập trung vào việc tìm kiếm nhà cung cấp có giá cả cạnh tranh nhất.
  2. Chiến lược mua theo chất lượng: Tập trung vào việc tìm kiếm nhà cung cấp cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
  3. Chiến lược mua theo mối quan hệ: Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, cùng phát triển với nhà cung cấp.
  4. Chiến lược mua toàn cầu: Mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp trên toàn thế giới.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Công việc purchasing là gì?” cũng như nắm bắt được những thông tin hữu ích về nghề purchasing. Bạn quan tâm đến kiến thức, vị trí công việc ngành logistics, hãy truy cập mục Câu hỏi thường gặp trên website cuongphatlogistics.vn và tìm đọc các bài viết để tìm hiểu thật chi tiết nhé!