Hướng dẫn

NVOCC là gì? Danh sách 05 NVOCC ở Việt Nam

22 Th4, 2024 Hướng dẫn

Để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chủ hàng có thể hợp tác trực tiếp với hãng tàu hoặc thông qua NVOCC để tiết kiệm chi phí (nhất là với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ). Vậy, NVOCC là gì? Có gì khác so với Freight Forwarder? Để giải đáp thắc mắc, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

NVOCC là gì?

NVOCC là gì?

NVOCC là gì?

NVOCC (viết tắt của cụm từ Non-Vessel Operating Common Carrier) được hiểu là Nhà vận chuyển không sở hữu tàu.

Về bản chất, NVOCC là doanh nghiệp vận tải biển, hoạt động như một hãng tàu nhưng lại không sở hữu hoặc vận hành tàu. Thay vào đó, NVOCC sẽ thuê/mua dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ các hãng tàu và cung cấp các dịch vụ đó tới khách hàng.

Đối với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm giao dịch trực tiếp với các hãng tàu lớn hoặc lượng hàng hóa cần vận chuyển không nhiều thì việc hợp tác với NVOCC được đánh giá là phương án tối ưu hơn.

NVOCC sẽ đưa ra các cam kết về dịch vụ, đồng thời có khả năng thương lượng giá với các hãng tàu. Nhờ vậy, chủ hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như tiết kiệm ngân sách cho hoạt động giao nhận hàng hóa.

Chức năng của NVOCC là gì

Thông qua việc hợp tác với hãng tàu, NVOCC cung cấp trọn gói dịch vụ vận tải biển. Bao gồm các hoạt động: đóng gói, gom hàng, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ hàng hóa và giải quyết các thủ tục hải quan. NVOCC có khả năng phát hành vận đơn thứ cấp (House Bill of Lading).

Bên cạnh đó, NVOCC sẽ đảm nhiệm việc điều phối và quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa. Từ khâu đặt booking với hãng tàu, cập nhật lịch trình, theo dõi và quản lý hàng hóa. Đảm bảo hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng thời gian và đúng chất lượng.

NVOCC cũng sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn địa điểm vận chuyển phù hợp để tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Ngoài ra, nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình hợp tác, NVOCC sẽ có trách nhiệm xử lý, giải quyết thỏa đáng.

Đọc thêm

  1. Các hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay có mặt ở Việt Nam
  2. Hãng tàu Evergreen
  3. Hãng tàu Maersk
  4. Gửi hàng đi EU tại HN và TPHCM
  5. Bảng giá cước biển mới nhất update theo ngày

Sự khác biệt giữa NVOCC và Freight Forwarder

Sự khác biệt giữa NVOCC và Freight Forwarder

Sự khác biệt giữa Freight Forwarder và NVOCC là gì

NVOCC và Freight Forwarder (đại lý giao nhận) đều là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Tuy nhiên, hai loại hình doanh nghiệp này có những khác biệt nhất định:

– NVOCC chỉ tập trung vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong khi đó, Freight Forwarder cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không).

– NVOCC có thể sở hữu hoặc đi thuê container để phục vụ cho các hoạt động của mình, còn FWD thì không khai thác container.

– FWD không thể đặt chỗ đi Bắc Mỹ mà phải thông qua NVOCC. Vì theo quy định của FMC (Federal Maritime Commission), công ty muốn vận chuyển hàng hóa vào thị trường này phải có FMC License (Giấy phép để làm trung gian vận chuyển, phát hành HBL). Lúc này, FWD sẽ trở thành đại lý hoặc đối tác của NVOCC.

Danh sách 05 NVOCC ở Việt Nam

  1. Mison Trans – Công ty vận tải Miên Sơn
  2. PALM LOGISTICS CO., LTD
  3. Kho Vận Danko – Chi Nhánh Công Ty TNHH Kho Vận Danko
  4. Chi Nhánh Công Ty CP Đại Lý Hàng Hải Việt Nam – Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng (VOSA DANANG)
  5. Logistics Vinalink – Công Ty Cổ Phần Logistics Vinalink

Lưu ý: Thứ tự không liên quan đến quy mô, uy tín các nhà NVOCC. Thông tin có thể thay đổi theo thời gian, quý khách có nhu cầu cần liên hệ trực tiếp với các nhà NVOCC để xác thực thông tin và nhận được sự hỗ trợ chính xác.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ NVOCC là gì cũng như điểm khác biệt giữa doanh nghiệp NVOCC và Freight Forwarder. Bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải biển hoặc có bất cứ thắc mắc nào về quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay Cường Phát Logistics để được tư vấn – hỗ trợ kịp thời nhất.

CƯỜNG PHÁT LOGISTICS