Câu hỏi thường gặp

Merchandiser là gì? Là nghề gì mà lương tới 50M

Merchandiser là một vị trí quen thuộc trong các doanh nghiệp. Song, với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về công việc này thì chắc chắn sẽ có nhiều vướng mắc cần được giải đáp. Chẳng hạn như: Công việc merchandiser là gì? Yêu cầu về kỹ năng, trình độ đối với vị trí merchandiser? Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, Cường Phát Logistics mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Merchandiser là gì? Merchandiser là nghề gì

Merchandiser – nhân viên quản lý đơn hàng là người chịu trách nhiệm chính về đơn đặt hàng của khách hàng, phụ trách toàn bộ từ khâu tìm nhà cung ứng nguyên phụ liệu, lên kế hoạch sản xuất, giám sát quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng thành phẩm và giao cho khách hàng. Có thể nói, merchandiser chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng trong suốt quá trình giao nhận sản phẩm.

Merchandiser là gì

Merchandiser là gì? Merchandiser là nghề gì?

Ở nước ta, vị trí merchandiser thường được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực thời trang may mặc.

Mức lương vị trí Merchandiser

  • Mức lương của Merchandiser phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nơi làm việc,…
  • Theo CareerBuilder, mức lương trung bình của Merchandiser tại Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng. Tại các công ty nước ngoài, freelancer có thể tới 50 triệu/tháng.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp Merchandise

Merchandiser có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như quản lý sản xuất, giám đốc sản xuất,…

Họ cũng có thể chuyển đổi sang các ngành nghề khác như marketing, bán hàng,…

Xem thêm:

Công việc của Merchandiser là gì

Tùy vào lĩnh vực hoạt động, quy mô của doanh nghiệp mà công việc của nhân viên merchandiser sẽ có những sự điều chỉnh và khác biệt nhất định. Ở các công ty lớn, bộ phận Merchandise thường gồm nhiều nhân viên với cấp bậc và nhiệm vụ khác nhau. Chẳng hạn, tại một nhà máy sản xuất hàng may mặc, bộ phận Merchandise có thể được phân thành các vị trí như:

  • Merchandise quản lý đơn hàng FOB (đơn hàng của khách hàng có nhu cầu xuất khẩu).
  • Merchandise quản lý đơn hàng CMT (đơn hàng gia công).
  • Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa.

Trong khi đó, tại các công ty startup hay doanh nghiệp nhỏ, một nhân viên Merchandiser có thể đảm nhận những đầu việc như:

  1. Liên lạc với khách hàng để tư vấn, ký kết hợp đồng; hỗ trợ khách hàng trong quá trình lên đơn hàng.
  2. Tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm, sản xuất hàng mẫu.
  3. Tìm nhà cung ứng nguyên phụ liệu, nhà máy gia công.
  4. Tính toán giá thành sản phẩm và dịch vụ liên quan. Gửi báo giá FOB cho khách hàng.
  5. Đàm phán, thương lượng giá với bên cung ứng và khách hàng.
  6. Lập kế hoạch sản xuất.
  7. Quản lý tiến độ đơn hàng. Làm việc với các bộ phận liên quan như bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý chất lượng, bộ phận vận chuyển để đảm bảo hàng hóa đáp ứng được mong đợi của khách hàng và đơn hàng được giao đúng thời gian đã thỏa thuận.
  8. Báo cáo lên cấp trên các chỉ số liên quan đến đơn hàng.
  9. Thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực với nhà cung ứng và khách hàng.
  10. Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến đơn hàng.
  11. Phân tích kết quả đã đạt được, dự báo tài chính đối với các dự án mới, xác định xu hướng và đưa ra đề xuất cải tiến.

Xem thêm:

Công việc của Merchandiser là gì

Công việc của Merchandiser là gì

Yêu cầu về trình độ và kỹ năng đối với Merchandiser

Về trình độ

Để ứng tuyển vào vị trí merchandiser tại các công ty, ngoài hiểu rõ Merchandiser là gì? Merchandiser là nghề gì bạn cần có các kiến thức nền tảng liên quan đến chuỗi cung ứng, kiến thức về ngành hàng, thị trường,… Các doanh nghiệp cũng thường ưu tiên ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trước đó.

Thêm nữa, vì phải thường xuyên trao đổi với khách hàng cũng như thực hiện các tác vụ như tính toán, lên kế hoạch, lập báo cáo,… nên trình độ ngoại ngữ và tin học văn phòng cũng là những yêu cầu khá quan trọng đối với vị trí merchandiser.

Kỹ năng cần thiết của Merchandiser là gì

Do khối lượng công việc lớn và nhiều, nhân viên Merchandiser cần trang bị những kỹ năng sau để có thể thích ứng tốt công việc:

– Khả năng chịu được áp lực công việc.

– Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

– Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp và quản lý thời gian.

– Nắm rõ các xu hướng bán hàng và sản xuất mới nhất để ứng dụng cho thực tiễn.

– Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, nắm bắt tâm lý khách hàng.

– Nhạy bén, linh hoạt bắt kịp sự thay đổi trong thị trường thương mại.

– Kỹ năng tổ chức công việc theo từng công đoạn và quản lý nhân sự.

– Kỹ năng giải quyết, xử lý vấn đề.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ “Công việc Merchandiser là gì?” cũng như nắm bắt được các yêu cầu cụ thể đối với vị trí Merchandiser. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp bạn hãy đọc thêm Tin tức trong ngành logistics, hoặc liên hệ Cường Phát Logistics theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

CƯỜNG PHÁT LOGISTICS

  • Địa chỉ văn phòng: Số 2 Lô M2, Khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0868 00 9191
  • Admin: 0977 13 2019
  • Email: info.cuongphatlogistics@gmail.com