Mẫu CO form T download 03 mẫu từ VCCI
Tổng quan bài viết
Mẫu CO form T là mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU cần quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò, nội dung của mẫu CO form T cũng như cách kê khai CO form T hợp lệ, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
CO form T là gì?
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết ngày 30/06/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Với Hiệp định EVFTA, 100% hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.
Đây là cơ hội lớn dành cho ngành may mặc của nước ta. Song, để được hưởng các ưu đãi thuế quan, hàng dệt may của Việt Nam cần đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Cụ thể, các mặt hàng phải được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa form Textile, còn được gọi là CO form T.
Cường Phát Logistics chia sẻ mẫu CO form T download tại đây full 14 mẫu CO hiện hành. Các bạn tải về và in ra trên giấy sẽ đúng kích thước hiện hành.
Cách kê khai mẫu CO form T
Mẫu CO form T phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai cụ thể như sau:
- Ô 1: Tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu (Việt Nam).
- Ô 2: Số CO (gồm 4 chữ và 8 số).
- Ô 3: Năm hạn ngạch (lô hàng xuất khẩu sử dụng hạn ngạch của năm nào thì sẽ kê khai năm đó).
- Ô 4:
- Ô 5: Tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng.
- Ô 6: Tên nước xuất khẩu (VIETNAM).
- Ô 7: Tên nước nhập khẩu cuối cùng (thành viên EU).
- Ô 8: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng đường hàng không thì khai báo “by air”, số hiệu chuyến bay, tên cảng hàng không dỡ hàng; nếu gửi bằng đường biển thì khai báo tên tàu và tên cảng dỡ hàng).
- Ô 9: Ghi chú của cơ quan cấp CO.
- Ô 10: Ký hiệu, số hiệu của kiện hàng; tên và mô tả hàng hóa.
- Ô 11: Số lượng hàng hóa.
- Ô 12: Trị giá FOB.
- Ô 13: Địa điểm, ngày phát hành CO (tổ chức cấp CO ghi).
- Ô 14: Thông tin về cơ quan, tổ chức cấp CO (tên, địa chỉ, quốc gia).
Đọc thêm
Thủ tục xin cấp CO form T
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân
Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu tại trang điện tử http://comis.covcci.com.vn/ của VCCI hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của các đơn vị cấp CO trực thuộc VCCI.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp mẫu CO form T
Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp mẫu CO form T bằng một trong các cách sau:
– Đính kèm hồ sơ đề nghị cấp CO tại trang điện tử http://comis.covcci.com.vn/;
– Nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp CO tại trụ sở của các đơn vị cấp CO trực thuộc VCCI nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân
– Gửi hồ sơ qua bưu điện đến các đơn vị cấp CO trực thuộc VCCI nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
Bước 3: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
VCCI kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:
– Chấp nhận cấp mẫu CO form T và thời gian thương nhân sẽ nhận được CO;
– Đề nghị bổ sung chứng từ;
– Đề nghị kiểm tra lại chứng từ;
– Từ chối cấp CO form T;
– Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân.
Bước 4: Cấp CO
– Cán bộ VCCI kiểm tra lại, nhập dữ liệu vào hệ thống và trình người có thẩm quyền ký cấp CO.
– Người có thẩm quyền của VCCI ký cấp CO.
– Cán bộ VCCI đóng dấu, vào sổ và trả mẫu CO form T cho thương nhân.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được những thông tin hữu ích liên quan đến cách kê khai mẫu CO form T cũng như chi tiết thủ tục cấp CO form T hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ Cường Phát Logistics theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ kịp thời nhất!
CƯỜNG PHÁT LOGISTICS
- Địa chỉ văn phòng: Số 2 Lô M2, Khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0868 00 9191
- Admin: 0977 13 2019
- Email: info.cuongphatlogistics@gmail.com