Bảng giá

Bảng giá cước biển mới nhất update theo ngày

17 Th9, 2023 Bảng giá

Với hệ thống cảng biển liên tục được đầu tư nâng cấp, vận tải đường biển ở nước ta hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng hóa nội địa mà còn phục vụ đắc lực cho quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với các chủ hàng, doanh nghiệp, giá cước vận tải biển có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi sử dụng phương thức vận chuyển này. Trong bài viết dưới đây, Cường Phát Logistics sẽ cung cấp bảng giá cước biển cập nhật mới nhất 2023 để các bạn tham khảo, từ đó đưa ra phương án cân đối ngân sách.

Những yếu tố ảnh hưởng tới bảng giá cước biển

Giá cước vận chuyển đường biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như:

– Loại hàng hóa: Mỗi loại hàng hóa lại sở hữu những đặc tính riêng (hàng thông thường, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng dễ hư hỏng,…). Với những yêu cầu về điều kiện vận chuyển khác nhau, cước phí vận tải cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Chẳng hạn, các mặt hàng thực phẩm tươi/đông lạnh cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phù hợp và mức nhiệt cần được duy trì ổn định. Vì vậy, để đảm bảo hàng hóa được bảo quản tốt nhất trong suốt quá trình vận chuyển, chủ hàng cần thuê container lạnh – chi phí sẽ cao hơn so với container thường.

Bảng giá cước biển cập nhật mới nhất

– Kích thước và khối lượng hàng hóa: Đối với đơn hàng cồng kềnh, khối lượng lớn, giá cước chắc chắn sẽ cao hơn đơn hàng có thể tích nhỏ và trọng lượng nhẹ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý: trong vận tải đường biển, cước phí sẽ được áp dụng theo nguyên tắc so sánh giá trị quy đổi giữa thể tích (CBM) và trọng lượng (KGS). Hàng nặng sẽ áp dụng bảng giá KGS còn hàng nhẹ sẽ áp dụng bảng giá CBM.

– Địa chỉ giao nhận hàng hóa: Cước phí vận tải biển tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm đến. Khoảng cách càng xa thì giá cước càng tăng.

– Loại container: Tùy vào loại container (container thường, container lạnh, container open top,…) và kích thước cụ thể (20 feet, 40 feet,…) mà giá cước vận chuyển cũng sẽ khác nhau.

– Tình hình thị trường: Giá cước vận tải đường biển còn biến động theo tình hình cung – cầu của thị trường. Vào các mùa cao điểm như lễ tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao thì cước phí cũng có thể sẽ bị đẩy lên.

– Chính sách về giá của từng đơn vị vận chuyển: Mỗi hãng tàu/đơn vị vận chuyển lại đưa ra chính sách riêng về giá cước. Do đó, bạn nên tham khảo báo giá từ nhiều đơn vị khác nhau để tìm được đơn vị vận chuyển phù hợp với nhu cầu.

Bảng giá cước vận tải biển hôm nay

Bảng giá cước biển cập nhật mới nhất hiện nay

Bảng giá cước vận tải đường biển nội địa

Hiện nay, ở Việt Nam có 34 cảng biển. Trong đó có 2 cảng biển đặc biệt, 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III.

Dưới đây, Cường Phát Logistics tổng hợp bảng giá cước biển của một số tuyến vận chuyển nội địa phổ biến, mời các bạn cùng theo dõi.

Cảng đi (POL – Port Of Loading) Cảng đến (POD – Port of Discharge) 20’DC (VND) 40’DC (VND) Transit Time (Days)
HCM Hải Phòng 3.500.000 6.500.000 3
HCM Đà Nẵng 3.700.000 6.700.000 2
HCM Quy Nhơn 4.500.000 9.800.000 2
HCM Cửa Lò 5.200.000 9.500.000 4-5
HPH (Hải Phòng) HCM 5.800.000 6.000.000 3
HPH (Hải Phòng) ĐÀ NẴNG 5.200.000 5.700.000 2
DAD (Đà Nẵng) HCM 3.300.000 3.800.000 2
Cửa Lò HCM 7.000.000 8.500.000 4-5

Bảng giá cước vận tải đường biển quốc tế

POL POD Giá cước (USD) Transit time
20’DC 40’DC 40’HC
HCM Rotterdam (Hà Lan) 950 1850 1850 25‐27
HCM Antwerp (Bỉ) 950 1850 1850 25‐27
HCM Hamburg (Đức) 950 1850 1850 25‐27
HCM Bangkok/Laem Chabang (Thái Lan) 40 80 80 3
HCM Jakarta (Indonesia) 90 180 180 4
HCM Colombo (Sri Lanka) 650 1200 1200 17
HCM Port Klang 40 80 80 7
HCM Pasir Gudang 70 140 140 7
HCM Penang/Pasir Gudang (Malaysia) 70 140 140 7
HCM Phnom Penh (Campuchia) 70 140 140 2
HCM Hongkong 40 80 80 3
HCM Kaohsiung (Đài Loan) 50 100 100 5
HCM Shanghai (Trung Quốc) 70 140 140 7
HCM Qingdao 70 140 140 5
HCM Chennai/Nhava Sheva (Ấn Độ) 350 700 700 15 – 17
HCM Busan (Hàn Quốc) 60 120 120 7
HCM Incheon (Hàn Quốc) 180 360 360 9
HCM Tokyo/Yokohama (Nhật Bản) 50 100 100 9
HCM Yangon (Myanmar) 700 1100 1100 12-13

Lưu ý: Bảng giá cước biển nội địa và quốc tế nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa bao gồm phụ phí vận chuyển.

Đọc thêm

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển

Phụ phí cước biển là các khoản phí phát sinh ngoài biểu giá cước mà chủ hàng hay forwarder phải trả trong quá trình giao nhận hàng hóa.

Bảng giá cước vận tải biển đi các cảng châu Á châu Âu

Trong vận chuyển đường biển quốc tế, có một số loại phụ phí thường gặp như:

– Phí THC (Terminal Handling Charge): phụ phí xếp dỡ tại cảng.

– Phí B/L (Bill of Lading fee): phí phát hành vận đơn B/L.

– Phí AMS (Advanced Manifest System fee): phí áp dụng cho các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ.

– Phí AFR (Advance Filing Rules): phí khai Manifest điện tử đối với các lô hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản.

Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): phụ phí biến động giá nhiên liệu.

– Phí CAF (Currency Adjustment Factor): phụ phí biến động tỉ giá ngoại tệ.

– Phí PSS (Peak Season Surcharge): phụ phí mùa cao điểm.

– Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): phụ phí an ninh.

– Phí CIC (Container Imbalance Charge): phụ phí mất cân đối vỏ container.

– Phí COD (Change of Destination): phụ phí thay đổi nơi đến.

Phí D/O (Delivery Order fee): phí lệnh giao hàng

Phí CFS (Container Freight Station fee): phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng (do FWD thu) đối với các lô hàng lẻ (LCL) xuất nhập khẩu.

– Phí CCF (Cleaning Container fee): phí vệ sinh container.

Lời kết

Trên đây là bảng giá cước biển cập nhật mới nhất hiện nay, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Bạn quan tâm đến dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển uy tín – giá rẻ, xin vui lòng liên hệ Cường Phát Logistics theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ kịp thời nhất!

CƯỜNG PHÁT LOGISTICS

Địa chỉ văn phòng: Số 2 Lô M2, Khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0868 00 9191

Admin: 0977 13 2019

Email: info.cuongphatlogistics@gmail.com